0 - 50,000 đ        

[Thảo luận] Lở miệng uống thuốc gì hết viêm loét, đau rát nhanh chóng?

Câu hỏi:

Thưa bác sỹ! Mấy ngày trước, em soi gương thấy miệng xuất hiện những vết loét, cảm giác đau rát rất khó chịu, nghi là bị lở miệng. Bị lở miệng uống thuốc gì mau khỏi thưa bác sỹ? Vì em chưa bị như thế này bao giờ nên rất lo lắng. Mong bác sỹ tư vấn giùm em! Em cảm ơn rất nhiều! (Hồng Nhung – Hải Phòng).

Trả lời:

Chào bạn Hồng Nhung!

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc: “Lở miệng uống thuốc gì?” của bạn, nha khoa  Paris xin được giải đáp cụ thể như sau:

Lở miệng là bệnh lý khá phổ biến nhưng thường bị nhầm lẫn sang nhiệt miệng, rộp miệng. Lở miệng có thể phát hiện bằng việc khi phát ở vùng da đó bị ngứa, rát và ửng đỏ. Sau đó các mụn nước nhỏ mới nổi dần lên thành chùm li ti. Thường xuất hiện ở quanh miệng, môi, dưới mũi, trong môi nên gọi là lở miệng. Nhưng cũng khá bất ngờ, khi bệnh này liên quan đến siêu vi gây mụn loét ở bộ phần sinh dục nên rất cẩn trọng khi mắc bệnh lý này. Một phần cũng do bệnh khô miệng, khiến siêu vi Herpes (HSV-1) không bị trung hòa khi tuyến nước bọt suy giảm, gây ra các vết loét trên miệng.

[Tổng hợp] Bị lở miệng uống thuốc gì hết viêm loét, đau rát nhanh chóng? 1

Băn khoăn lở miệng uống thuốc gì mau khỏi?

Lở miệng uống thuốc gì mau khỏi?

Việc điều trị bằng thuốc là suy nghĩ đầu tiên của bệnh nhân, tuy nhiên lở miệng uống thuốc gì phải đi thăm khám và bác sĩ sẽ chỉ định với từng trường hợp, mức độ cụ thể của bệnh nhân.

– Một số loại thuốc điều trị bệnh lở miệng như dung dịch Benadryl, Listerine. Bạn cần súc miệng vài lần trong 1 ngày để làm giảm cảm giác đau đớn khó chiụ mỗi khi ăn uống. Bên cạnh đó, bạn có thể ngậm một số loại thuốc có tác dụng tại chỗ như Opovilone, Strepsils...

– Một số loại thuốc có chứa các thành phần như Triamcinolone và Tetracyeline cũng giúp các vết lở lành mau hơn. Chúng ta có thể dùng bột của một viên Amoxycilline 500 hay Tetracyeline 500mg và của một viên Dexamethasone pha với 2 muỗng canh nước ấm và dùng bông chấm vào các vết lở ngày 3 – 4 lần.

- Nên dùng một số loại nước súc miệng có chất corticoid giảm sưng, nhưng cần dành cho những ca nặng do có nhiều tác dụng phụ và phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

– Uống viên sủi vitamin: Thuốc sủi là trợ thủ đắc lực trong việc chữa nhiệt miệng. Sau khi ngâm trong nước cho thuốc sủi hết bọt, nên uống trước 16h vì vitamin C có tính kích thích thần kinh, uống trễ sẽ gây khó ngủ. Liều lượng khuyên dùng: 60 mg mỗi ngày.

[Tổng hợp] Bị lở miệng uống thuốc gì hết viêm loét, đau rát nhanh chóng? 2

Quan tâm đến chế độ chăm sóc răng miệng là cách ngăn ngừa lở miệng hiệu quả

Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị thì khi bị lở miệng bạn cũng nên chú ý đến việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Không cần đánh răng quá kỹ như bình thường vì có thể gây đau rát dữ dội, trong trường hợp này súc miệng bằng nước sẽ hữu ích hơn, làm dịu một phần cảm giác rát, tính sát khuẩn của nó còn giúp đánh bay cái lớp vàng nhầy nhầy quanh vết loét. Như vậy, vết thương trong miệng vừa được giảm đau, vừa được sát khuẩn thì sẽ mau lành hơn.

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn giải đáp lở miệng uống thuốc gì mau khỏi, nếu muốn tư vấn và tìm hiểu thêm về bệnh lý này, xin vui lòng liên hệ hotline 1900.6900, các bác sĩ sẽ hồi đáp nhanh chóng. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới nha khoa Paris. Chào bạn!

Nguồn: http://bacsirangmieng.com/bi-lo-mieng-phai-lam-sao-cho-nhanh-het.html

TIN TỨC KHÁC
  • Vui lòng đợi ...

    Đặt mua sản phẩm

    Xem nhanh sản phẩm